1. Tìm theo giới thiệu
Những người trong gia đình và bạn bè vừa mới mua nhà có thể cho bạn nhiều lời khuyên về các đại lý môi giới BĐS có chất lượng.
Những người này có thể cho bạn biết những thông tin thực tế khi làm việc với một đại lý cụ thể, ví dụ như họ có giỏi không, có hiểu rõ cộng đồng và những ngôi nhà của họ không cũng như họ có thể đáp ứng yêu cầu của bạn hay không – về loại BĐS bạn muốn mua và giá cả của nó.
Bạn sẽ muốn biết liệu đại lý họ đã làm việc cùng có thực sự cố gắng để đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không, liệu đại lý đó có làm tốt công việc của mình trong việc giới thiệu những ngôi nhà trong ngưỡng giá của người mua và liệu đại lý có dễ chịu và dành nhiều thời gian cho người mua.
Nếu bạn đang muốn mua trong một khu dân cư cụ thể hoặc một loại nhà đặc biệt, bạn sẽ phải tham khảo ý kiến của những đại lý chuyên về phân khúc đó.
2. Tìm đại lý phù hợp với bạn
Khi chọn đại lý giúp bạn tìm nhà, hãy tìm đại lý chuyên phục vụ những người mua giống bạn. Hãy kiểm tra chứng nhận của họ - thông qua đào tạo, các đại lý sẽ có được những chứng nhận chuyên môn ở những lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ những đại lý có chứng nhận "ABR" (Được đại diện cho người mua) chuyên được đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người mua nhà (với người bán) – như tìm đúng BĐS, thỏa thuận giá tốt nhất và hoàn thành quá trình mua nhà. Những đại lý chuyên về mua cũng giúp người mua (không phải người bán) có lợi hơn – những đại lý này không đăng tin bán nhà.
Một đại lý có thể có nhiều chứng nhận khác nhau. Những đại lý có chứng nhận Chuyên về BĐS cho người cao tuổi (SRES) được đào tạo để làm việc với những khách hàng >= 50 tuổi, trong khi những địa lý có chứng xanh của Hiệp hội môi giới quốc gia (NAR) được đào tạo về hiệu quả năng lượng, các ứng dụng xây dựng thân thiện với môi trường và những phương thức tạo nên BĐS "xanh".
3. Tìm trên mạng
Hãy tìm các đại lý môi giới BĐS trong khu vực trên các trang Web, Google hoặc Yahoo. Tìm kiếm những quảng cáo của các đại lý ở trên báo địa phương.
Một khi tìm được một vài đại lý bạn quan tâm, hãy vào website của họ -- trên site bạn có thể tìm hiểu thông tin về công ty, hình thức kinh doanh và chuyên môn – để xem họ chuyên làm việc với những người mua lần đầu hay một vùng cụ thể. Website của đại lý chắc chắn sẽ cho bạn biết thêm nhiều hình thức liên lạc với họ --ví dụ như qua điện thoại, tin nhắn hoặc email.
4. Gặp mặt
Một khi đã giới hạn được một số đại lý nhất định mà bạn quan tâm, hãy lên kế hoạch gặp mặt họ. Hãy hỏi họ về kinh nghiệm làm việc, thông tin cơ bản, các giải thưởng và chứng nhận và thời gian họ làm việc ở đại lý đó.
Hãy nói về loại nhà bạn muốn mua, ngưỡng giá và khu vực bạn thích và xem họ có thể giúp bạn tìm hiểu thế nào.
Hỏi họ về việc liên lạc/cập nhật thông tin về nhà mới trên thị trường (ví dụ, qua điện thoại, email hay tin nhắn), thời gian và khối lượng công việc cũng như thời gian làm việc của họ. Hãy ghi chú lại, như thế bạn có thể nhớ được những gì họ nói và có thể đưa ra quyết định.
5. Nói chuyện với những người mua
Khi gặp mặt các đại lý, hãy hỏi về một số khách hàng trước đây và hiện tại. Hãy nói chuyện với những người mua này và hỏi họ về kinh nghiệm làm việc với đại lý đó –ưu điểm và nhược điểm—và ý kiến của họ. Việc nói chuyện với những người mua thực sự sẽ giúp bạn chọn được đại lý phù hợp nhất với mình!
Mai Mai